Nhắc đến các loại hình trí thông minh của con người, có lẽ trí thông minh tương tác vẫn còn khá xa lạ. Thực tế, đây là loại hình trí thông minh đóng vai trò quan trọng mà bất cứ ai cũng nên rèn luyện để tạo cho mình khả năng giao tiếp xã hội tốt.
1. Trí thông minh tương tác là gì?
Trí thông minh tương tác còn được gọi là trí thông minh giao tiếp. Tên gọi này phần nào nói lên được đây là loại hình trí thông minh như thế nào. Theo đó, những người có khả năng giao tiếp tốt, hiểu, cảm nhận, làm việc và tương tác hiệu quả với mọi người xung quanh thì được gọi là có trí thông minh tương tác.
Trí thông minh tương tác được hiểu đơn giản là khả năng giao tiếp giỏi, thu hút được mọi người
Trí thông minh tương tác là 1 trong 8 loại hình trí thông minh theo học thuyết Đa trí tuệ của nhà tâm lý học, giáo sư nghiên cứu Howard Gardner. Cụ thể, học thuyết nào công nhận con người có 8 loại hình trí thông minh độc lập, chính thức, bao gồm:
- Trí thông minh vận động, thể chất.
- Trí thông minh âm nhạc, thính giác.
- Trí thông minh không gian, thị giác.
- Trí thông minh tương tác, giao tiếp, xã hội.
- Trí thông minh ngôn ngữ.
- Trí thông minh logic, toán học.
- Trí thông minh liên cá nhân, nội tâm.
- Trí thông minh tự nhiên, thiên nhiên.
2. Đặc điểm của người có trí thông minh giao tiếp, tương tác
Biểu hiện và đặc điểm của người sở hữu trí thông minh tương tác, xã hội là rất nhiều, bao gồm:
Những người có trí thông minh tương tác thích làm việc nhóm và tham gia các hoạt động tập thể
- Thích làm việc nhóm hơn làm việc một mình. Và khi làm việc nhóm thì luôn nhiệt tình, sôi nổi, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều ý tưởng và sáng tạo mới mẻ.
- Cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tự tin và đầy hứng khởi khi đứng trước đám đông. Hoàn toàn không rụt rè, lo lắng, sợ sệt hay thiếu tự tin.
- Diễn đạt trôi chảy và lưu loát ý tưởng, quan điểm của mình. Các đề xuất của bạn luôn nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ mọi người.
- Khi có một sự kiện, hoạt động nào đó đòi hỏi người tiên phong, người lãnh đạo thì bạn luôn xung phong nhận nhiệm vụ và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Thích tham gia các trò chơi mang tính đồng đội, tập thể. Và luôn thể hiện mình là thủ lĩnh, là đội trưởng đáng tin cậy.
- Năng nổ và nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng.
- Kiên nhẫn lắng nghe và thấu hiểu người khác. Đồng thời, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ người khác nếu họ cần sự giúp đỡ.
- Khi gặp khó khăn, thay vì tự giải quyết thì có xu hướng tìm đến sự tư vấn, giúp đỡ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
- Thích tìm đọc những quyển sách, câu chuyện về nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật giao tiếp,…
3. Cách phát triển trí thông minh tương tác, giao tiếp, xã hội
Có thể nói, trí thông minh tương tác đóng vai trò cực kỳ quan trọng hiện nay. Bởi người Việt chúng ta có câu: “Đoàn kết là sức mạnh” hay “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Mọi người có gắn kết với nhau, tương tác với nhau thật tốt thì mới có thể tạo nên một tập thể lớn mạnh, bền vững. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên rèn luyện, cải thiện và phát triển trí thông minh tương tác bằng những cách sau.
3.1. Không nói vòng vo
Khi được hỏi một vấn đề nào đó, bạn có thể dành vài giây để suy nghĩ. Sau đó hít thở thật sâu và trả lời trực tiếp, thẳng thắn. Không nên vòng vo, dài dòng vì điều này có thể khiến người hỏi cảm thấy mất thời gian vì phải nghe những điều không cần thiết. Hay nghiêm trọng hơn là bạn sẽ nói “lạc đề”, không rơi vào trọng tâm.
3.2. Không nói ậm ừ
Đối với những cuộc nói chuyện quan trọng như phỏng vấn, thuyết trình, hùng biện, bạn không nên đệm thêm các từ “à, ừm”. Những từ này cho thấy bạn đang thiếu tự tin, đồng thời, thể hiện sự không tôn trọng với mọi người. Vì vậy mà hình ảnh của bạn sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp.
Để rèn luyện trí thông minh tương tác, bạn phải tập nói to rõ, dứt khoát kết hợp với ánh mắt tự tin
3.3. Nói quyết đoán, mạnh mẽ
Muốn tạo được sự tin tưởng từ mọi người, bạn phải thể hiện được sự quyết đoán và mạnh mẽ, không chỉ qua cử chỉ mà còn qua lời nói. Hãy nói to, rõ, ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mắt người hỏi. Tuy nhiên, không nên nói quá nhanh vì sẽ khiến mọi người bỏ lỡ một vài thông tin mà bạn muốn truyền đạt.
3.4. Hỏi lại những điều chưa hiểu
Một số người cảm thấy ngại ngùng khi phải hỏi lại một vấn đề gì đó. Điều này thật tai hại nếu đang làm việc nhóm cùng nhau. Nếu bạn đang tham gia thảo luận, đừng ngại hỏi lại điều chưa hiểu. Việc này sẽ giúp bạn tương tác với mọi người hiệu quả hơn và biết được mình cần phải làm gì.
3.5. Giao tiếp bằng ánh mắt
Người có trí thông minh tương tác rất giỏi trong việc giao tiếp bằng ánh mắt. Họ dùng ánh mắt của mình để thể hiện quan điểm như đồng ý/ không đồng ý, hài lòng/ không hài lòng,… Vì vậy, bạn cũng nên tập trung cách diễn đạt quan điểm bằng ánh mắt nếu muốn gia tăng khả năng tương tác với mọi người.
3.6. Giao tiếp qua văn viết
Văn viết ở đây được hiểu là những bức email điện tử, những tin nhắn trả lời mọi người hay những bài post của bạn trên mạng xã hội. Bạn phải thể hiện được quan điểm rõ ràng của mình qua cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. Có thể chưa thực sự hay, ấn tượng, nhưng phải chuẩn xác.
3.7. Tạo sự thân mật, gần gũi
Để mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho tất cả mọi người trong cuộc trò chuyện, thảo luận, bạn hãy cố gắng tạo sự thân mật, gần gũi. Làm sao đó để mọi người cảm nhận đây là buổi nói chuyện đơn thuần, chứ không phải là thẩm vấn.
Ngoài ra, hãy cố gắng nhớ tên tất cả mọi người. Thay vì nói anh/ chị/ em, hãy gọi họ bằng tên để tạo cảm giác thân thiện và dễ chịu.
Cùng Test online miễn phí tại đây:
Với những cách đơn giản trên đây, bạn sẽ rèn luyện và phát triển được trí thông minh tương tác của mình. Từ đó, phát huy được năng lực, thế mạnh trong môi trường làm việc và cả trong đời sống hàng ngày.
… …testiqfree