Hiện nay vấn nạn các bạn Gen Z có xu hướng rơi vào trầm cảm do áp lực đồng trang lứa. Dẫn đến nhiều bạn rơi vào tuyệt vọng tự ti và nghĩ đến những điều tiêu cực. Vậy bạn biết như thế nào là áp lực đồng trang lứa không, và cách vượt qua những áp lực đó là như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Áp lực đồng trang lứa là như thế nào?
Áp lực đồng trang lứa không phải lúc nào cũng thúc đẩy những lợi ích. Nhất là trong các trường hợp áp lực quá mức, nó có thể khiến bạn đánh chính mình và có hướng đi lệch lạc. Ngoài ra, nó còn làm dẫn đến các tình trạng bi quan, căng thẳng và nhiều vấn đề tâm lý khác.
Thay đổi cách suy nghĩ, biến áp lực thành động lực, tin tưởng vào chính bản thân mình chính là cách để chúng ta vượt qua áp lực đồng trang lứa. Thực tế không ai là không có giai đoạn bị áp lực với bạn bè, càng lớn thì áp lực vô hình này lại càng lớn theo. Việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách khác bạn sẽ thấy nhiều giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống này ở bản thân mà đôi khi những người khác cùng cảm thấy ghen tị với bạn mà bạn không hề hay biết.
Cùng Test online miễn phí tại đây:
2. Những cách vượt qua áp lực
Bạn cần biết cách vượt qua áp lực đồng trang lứa để tránh ảnh hưởng xấu xảy ra. Dưới đây là một số giải pháp cho bạn:
2.1. Tin tưởng, thấu hiểu bản thân để vượt qua áp lực đồng trang lứa
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng dù học cùng lớp nhưng bạn A lại có thể kinh doanh thành công còn bạn dù cố gắng bao nhiêu cũng không thành công cho dù áp dụng công thức một cách y chang? Mặt khác bạn cũng luôn mệt mỏi chán nản khi phải nghĩ về những con số, tiền bạc? Vậy thì nguyên nhân có thể xuất phát từ chính việc bạn không phù hợp với công việc này.
Không cần phải chạy theo số đông vì trên thế gian này, mỗi người là một cá thể độc lập và bạn không cần phải giống ai. Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn phải trở nên “cá biệt” nhưng bạn hoàn toàn có thể làm mình nổi bật và được công nhận thông qua chính những thế mạnh của bản thân chứ không phải chạy theo xu hướng để hòa nhập.
Hãy thử bình tâm và suy nghĩ lại mình thực sự thích điều gì, thế mạnh là gì. Chẳng hạn bạn yêu thích nghệ thuật hay viết lách có thể thử viết kịch bản, làm biên tập, viết báo… Thất bại có thể xảy ra nhưng chính sự đam mê sẽ là yếu tố giúp bạn không cảm thấy chán nản, không lùi bước mà quyết tâm để thành công hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể lên kế hoạch cuộc đời, lập ra từng cột mốc trong cuộc sống cần phải thực hiện và thành công. Điều này giúp bạn có một định hướng rõ ràng, cí thể lập ra biểu đồ để từng bước thực hiện thay vì quá vội vàng dẫn đến thất bại như trước đó.
2.2. Cuộc sống của bạn đã thực sự hạnh phúc hay chưa?
Như đã nói, mỗi người đều có hai mặt cuộc sống, chia sẻ một cuộc sống thành công, xa hoa không có nghĩa là họ hạnh phúc. Nhiều người hay thích chia sẻ sự thành công, được thăng chức, được đi du lịch khắp nơi nhưng ẩn sâu bên trong là một trái tim cô đơn và trống rỗng. Sự thành công và được mọi người ngưỡng mộ cũng không đủ để lấp đầy những vụn vỡ trong sâu thẳm tâm hồn họ.
Do đó đừng bị áp lực đồng trang lứa khi thấy bạn bè xung quanh ai cũng giàu có mà thấy bản thân mình kém cỏi, tủi hổ mà hay nhìn nhận từ chính cuộc sống mình. Hãy thử nhìn nhận một cách tích cực về bản thân hiện tại. Dù cuộc sống chưa quá dư dả, dù không thể đi ăn ở những quán sang nhưng vẫn ở mức đủ đầy, vẫn có thời gian chơi cùng con cái, vẫn được cha mẹ yêu thương, chia sẻ. Đó chẳng phải là một cuộc sống hạnh phúc hay sao?
Tất nhiên điều này không hoàn toàn có nghĩa là khuyên bạn nên dậm chân tại chỗ mà có nghĩa là bạn cần biết bản thân mình đang cần gì và có thể làm được gì. Không nên vì thấy người khác có những cái đó và bản thân cũng cố chấp chạy theo những gì chưa cần thiết và bỏ quên những điều quý giá mà bản thân sở hữu.
Hơn hết, khi hiểu về bản chất cuộc sống hiện tại mà mình đang có cũng giúp bạn yên tâm để phấn đấu, để tiến về phía trước một cách vững chãi, không vội vàng nên tỉ lệ thành công cũng cao hơn.
2.3. Lựa chọn những người bạn tích cực
Khi phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa (peer pressure), bạn nên lựa chọn chơi với những người bạn không gây áp lực cho mình trong học tập hay công việc. Bạn bè nên chấp nhận con người của bạn mà không muốn thay đổi bạn theo chiều hướng xấu đi.
Bạn bè tiêu cực luôn đưa ra những quyết định tồi tệ. Và bản thân bạn cũng sẽ có nhiều khả năng đưa ra quyết định tương tự như họ. Còn với bạn bè tích cực thì ngược lại, họ luôn cố gắng làm tốt mọi thứ và muốn bạn cũng ngày càng tốt hơn.
Hãy chọn bạn bè vì bạn thích họ và họ cũng thích bạn vì chính con người thật sự của bạn. Bạn có thể thử gặp gỡ những người có chung sở thích giống như bạn. Ví dụ nếu bạn thấy ai đó đọc một cuốn sách mà bạn thích thì có thể trò chuyện với họ về cuốn sách và làm quen với họ.
2.4. Nỗ lực để hoàn thiện bản thân
Không dễ dàng để biến áp lực thành động lực nhưng bạn phải luôn hướng đến mục tiêu này. Bạn cần biết rằng, mỗi người sẽ có năng lực và xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, điều mà bạn có thể làm được là luôn nỗ lực mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn hãy cố gắng học tập chăm chỉ và say mê. Điều này sẽ mang đến cho bạn hành trang vững chắc trước khi bước vào đời. Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm cho mình một số kỹ năng mềm cần thiết. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ,…
Ngay cả khi đã đi làm thì bạn cũng đừng bao giờ ngừng việc cố gắng. Hãy luôn hoàn thành công việc được giao và bổ sung các kỹ năng, kiến thức cần thiết để phát triển nhiều hơn. Nỗ lực hết mình chính là con đường tốt nhất để đi đến thành công. Hãy tự tin thể hiện bản thân và hạn chế quan tâm đến ánh hào quang của người khác.
2.5. Tiến về phía trước nhưng cũng đừng quên phía sau
Có một câu rất hay rằng “Nhìn lên thì chẳng bằng ai nhìn xuống không ai bằng mình”. Điều này có thể mang ý nghĩa là khi bạn bị áp lực đồng trang lứa với một người giỏi hơn, thành công hơn, nhưng cũng có người kém hơn đang ghen tị, cũng đang chịu áp lực khi nhìn về bạn. Kể cả khi bạn học đứng hạng bét lớp nhưng có những người thậm chí còn chẳng có cơ hội đi học cũng cảm thấy thèm muốn được vị trí này của bạn.
Mỗi người sinh ra đã có một số mệnh riêng và chắc chắn rằng sẽ có những người khác cũng thấy ghen tị về một điều gì đó mà bạn đang có
Tất nhiên cuộc sống là phải tiến về phía trước, lấy cái tốt hơn để làm quy chuẩn. Tuy nhiên bạn đừng nên cho rằng mình không làm được là hèn kém, là vô dụng, nghĩ rằng cuộc sống của mình là thất bại nhất. Vẫn có rất nhiều người còn khó khăn hơn nhưng họ vẫn vui vẻ. Biết hài lòng với những điều mình đang có cũng là một dạng hạnh phúc.
2.6. Chia sẻ vấn đề với người thân
Nếu phụ huynh hay gia đình chính là một trong những yếu tố khiến bạn bị áp lực đồng trang lứa, luôn đặt nhiều hy vọng lên bản thân bạn thì hãy dành thời gian để nói chuyện thẳng thắn với người thân. Mọi người sẽ không thể biết bạn muốn điều gì nếu bạn không chia sẻ. Việc tạo áp lực từ mọi người cũng chỉ nhằm mục đích muốn bạn tốt hơn, thành công hơn mà thôi.
Mặt khác gia đình, bạn bè cũng luôn là một nguồn động lực to lớn giúp bạn có sức mạnh tiến đến thành công. Những mệt mỏi tiêu cực, chán nản cũng dần được vơi bớt khi được nói ra. Việc nói chuyện với một người tâm lý cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn, tin vào chính mình hơn cả, hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề như trầm cảm hay rối loạn lo âu.
2.7. Xây dựng tình bạn và sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
Hầu hết các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok đều có chung một đặc điểm chính là hiển thị theo những xu hướng sử dụng của bạn. Chẳng hạn nếu bạn thường xuyên tìm tin tức về bất động sản thì bảng tin sẽ hiển thị toàn nội dung này. Do đó để tinh thần không bị tiêu cực, luôn ám ảnh với những thành công của những người xung quanh thì bạn nên chọn những nội dung lành mạnh, giúp bạn phát triển bản thân một cách tốt hơn.
Tương tự trong các mối quan hệ hằng ngày cũng vậy. Bạn không thể không áp lực nếu làm bạn với những người thành công nhưng ích kỷ, luôn muốn chỉ giữ cho bản thân mình. Hãy làm bạn với người có quyết tâm, cùng chí hướng, suy nghĩ tích cực. Trở thành bạn bè với những người bạn tốt có thể đồng hành với mình trong mọi khó khăn hoặc một người thành công biết chia sẻ, biết thúc đẩy chí khí của bạn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tinh thần chính bạn.
2.8. Yêu thương chính mình
Những áp lực lớn khiến bạn chỉ biết cố gắng, cố gắng và không ngừng cố gắng để bằng với bạn bè đồng trang lứa, chỉ chạy theo số đông mà quên mất đi dành thời gian cho bản thân mình. Bản thân chỉ chạy theo người khác khiến bạn dù có thể được đánh giá là thành công bên ngoài nhưng trong thâm tâm lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và cũng cảm thấy như không còn là chính mình.
Hãy luôn yêu thương chính mình bởi nếu bạn còn không trân trọng mình thì sao mọi người có thể tôn trọng bạn
Do đó dù như thế nào, bạn cùng đừng quên bản thân mình và gia đình mới thực sự là quan trọng. Mỗi một bước tiến mới đạt được thành công, hãy tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó để khích lệ chính mình. Chẳng hạn bạn từ thứ hạng 37 nhảy lên được 36, dù chỉ 1 bậc nhưng cũng cho thấy bạn đã thực sự cố gắng hơn rất nhiều, đáng để được tuyên dương.
2.9. Tâm lý trị liệu
Áp lực đồng trang lứa là hội chứng phổ biến mọi lứa tuổi đặc biệt trẻ em, học sinh và sinh viên. Hội chứng này xuất phát từ việc so sánh bản thân với một ai đó mà bản thân cảm thấy có nhiều mặt vượt trội hơn mình gây nên sự tự ti, tạo áp lực lớn về tinh thần. Điều này dẫn đến khiến tâm trạng luôn ở trạng thái căng thẳng và stress. Vì vậy, sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý từ nhà trị liệu giúp bạn cân bằng cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, yêu thương bản thân mình và có suy nghĩ tích cực. Nếu bạn không thể giúp mình tự vượt qua áp lực đồng trang lứa, bạn có thể tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý trị liệu.
Ngay cả khi đã đi làm thì bạn cũng đừng bao giờ ngừng việc cố gắng. Hãy luôn hoàn thành công việc được giao và bổ sung các kỹ năng, kiến thức cần thiết để phát triển nhiều hơn. Nỗ lực hết mình chính là con đường tốt nhất để đi đến thành công. Hãy tự tin thể hiện bản thân và hạn chế quan tâm đến ánh hào quang của người khác.
… …testiqfree