Bất kể bạn ở độ tuổi nào thì chuyện học tập và bài vở có thể sẽ rất căng thẳng. Bạn có thể dễ bị dính phải một lịch học tồi tệ và rồi khiến bạn cảm thấy lo lắng. May mắn là, có một vài kỹ thuật để lên kế hoạch từ trước và tự điều chỉnh bản thân giúp giảm căng thẳng trong học tập. Chăm sóc bản thân và thư giãn là điều cần thiết để có thói quen học tập tốt và thành công trong học tập. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương pháp giải quyết áp lực học tập ngay dưới bài viết này.
1. Phương pháp giải quyết áp lực học tập cho học sinh
Mỗi một học sinh nên tự biết cách giải tỏa căng thẳng trong học tập để bản thân có được sự thoải mái tinh thần. Bởi có như vậy mới giúp tư duy tốt hơn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập.
1.1. Điểm số, thứ hạng không phải là tất cả
Hãy cố gắng và nỗ lực học tập nhưng đừng bao giờ đặt mục tiêu là thành tích, thứ hạng và điểm số. Làm hết khả năng, thành quả bạn nhận được là những kiến thức đã ghi nhận được chứ không phải điểm số hay một tờ giấy khen, chỉ khi dẹp bỏ được áp lực thành tích thì bạn mới có thể học tập tốt.
1.2. Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của mình
Học tập phải có mục tiêu tuy nhiên nó cần phải phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân. Đừng cố gắng để đạt được mục tiêu quá cao so với năng lực, nó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, dễ bị stress nặng hơn.
1.3. Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và vui chơi
Đừng nên chỉ chú tâm vào việc học, hãy để đầu óc được nghỉ ngơi, chân tay được thả lỏng. Phân bố thời gian hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng giữa học và chơi. Đầu óc thoải mái bạn mới có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt. Đây là cách giảm stress trong học tập rất hiệu quả.
1.4. Đi chơi tán gẫu cùng bạn bè
Sau những giờ phút học tập căng thẳng và mệt mỏi hãy dành thời gian đi chơi, trò chuyện cùng bạn bè để vừa chia sẻ những câu chuyện hay, chia sẻ kinh nghiệm học tập, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đi chơi và tán gẫu cùng bạn bè sẽ giúp ích rất nhiều cho đầu óc, giảm stress hiệu quả.
1.5. Nên trao đổi với thầy cô, gia đình nếu gặp khó khăn trong việc học
Đừng cố gắng giải quyết một vấn đề ngoài khả năng, nếu gặp khó khăn trong học tập hãy trao đổi với thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những phương pháp hay, những cách giải quyết vấn đề vô cùng hiệu quả, giúp bạn có thể học tập tốt.
1.6. Thường xuyên chia sẻ, kể chuyện ở trường với ba mẹ nhiều hơn
Hãy thường xuyên trò chuyện cùng bố mẹ, chia sẻ, kể chuyện ở trường lớp, việc học tập với ba mẹ nhiều hơn. Họ sẽ chia sẻ, động viên bạn vượt qua mọi khó khăn, đôi lúc còn đưa ra những phương pháp học tập và những lời chia sẻ rất quý giá giúp bạn vượt qua mọi áp lực, giảm stress trong học tập. .
1.7. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Để có một thể lực khỏe mạnh, tập trung cao độ cho việc học thì các bạn học sinh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, chọn dùng thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chứa các dưỡng chất tốt. Hãy ăn những món ăn đầy đủ giàu dinh dưỡng, ăn đúng giờ, đúng bữa, thay đổi thực đơn thường xuyên. bên cạnh đó hạn chế ăn đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
1.8. Đi ngủ đúng giờ
Để đầu óc tỉnh táo, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi thì các bạn cần ngủ đủ giấc, đi ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya để học bài. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến thần kinh căng thẳng, đầu óc mơ hồ, khó tiếp nhận kiến thức.
1.9. Theo đuổi sở thích lành mạnh, tích cực
Ngoài thời gian học bạn có thể theo đuổi những sở thích riêng của bản thân để giải trí. Tuy nhiên chỉ nên theo đuổi sở thích lành mạnh, tích cực như tham gia các bộ môn thể thao, một thú vui tiêu khiển vừa giúp giải tỏa căng thẳng vừa rèn luyện thân thể.
Cùng Test online miễn phí tại đây:
2. Phương pháp giải quyết áp lực học tập mà phụ huynh cần làm ngay để giúp con
Phụ huynh là người luôn ở bên con do đó khi thấy trẻ có các dấu hiệu stress do áp lực học tập cần quan tâm và tìm hiểu các phương pháp để giúp con giải tỏa căng thẳng học tập. Vậy, làm cách nào để giảm áp lực học tập?
2.1. Thường xuyên chia sẻ, trao đổi việc học với con như những người bạn
Hãy là một người bạn luôn bên con để chia sẻ, trò chuyện, trao đổi với con về việc học tập, những khó khăn mà con đang trải qua, áp lực mà con đang chịu đựng. Chia sẻ, cảm thông và động viên sẽ giúp trẻ cảm thấy giải tỏa phần nào áp lực, định hướng cho con có phương pháp học tập phù hợp hơn.
2.2. Không nên chú trọng vào điểm số, thứ hạng
Đừng bao giờ áp đặt con về thành tích và thứ hạng, nó sẽ vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Hãy động viên trẻ cố gắng học tập, cố gắng lĩnh hội tri thức, học tập đúng với năng lực và khả năng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
2.3. Tạo điều kiện để con tìm hiểu môn học ưa thích
Hãy trò chuyện để biết được trẻ thực sự thích gì, có năng lực và đặc biệt thích môn học nào từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển. Đừng áp đặt trẻ làm những điều mà trẻ không muốn, học môn học không thích, đó sẽ là áp lực khiến trẻ mệt mỏi.
2.4. Cho con ăn đủ chất dinh dưỡng
Hãy tiếp thêm sức mạnh cho trẻ bằng cách nấu cho con những bữa cơm thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ. Một bữa cơm ngon, hợp khẩu vị sẽ khiến trẻ cảm thấy mọi mệt mỏi đều được xua tan, cung cấp cho trẻ thêm năng lượng và thể lực cho việc học. Đây là cách giảm stress trong học tập mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên quan tâm thực hiện.
2.5. Cho trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ học
Đừng bắt ép trẻ học quá nhiều, nên cân bằng giữa việc học tập và giải trí, cho trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ học để giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Thư giãn sau khoảng thời gian học sẽ giúp trẻ cân bằng lại thể chất và tinh thần, đầu óc được thả lỏng.
2.6. Quan sát biểu hiện bất thường để kịp thời can thiệp
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường thì phụ huynh nên kịp thời can thiệp, đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ và các chuyên gia tâm lý kiểm tra, phát hiện bệnh và áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.
2.7. Cân nhắc chuyển trường, nếu môi trường không phù hợp
Nếu trẻ tâm sự không hòa hợp được với trường, lớp và bạn bè, cảm thấy ngột ngạt và áp lực khi đi học thì bố mẹ nên thử cân nhắc chuyển bé đến ngôi trường khác.
2.8. Quan tâm dành nhiều thời gian cho con
Hãy dành nhiều thời gian cho con, chỉ một lời hỏi thăm, động viên của phụ huynh sẽ khiến trẻ cảm thấy có thêm động lực và niềm vui trong học tập. Hãy quan tâm, chia sẻ nhiều hơn để giải tỏa áp lực học tập cho trẻ.
3. Phương pháp giải quyết áp lực học tập mà thầy cô, bạn bè cần làm để giúp bạn học
Bên cạnh bản thân các em tự nỗ lực, gia đình hỗ trợ thì để giải tỏa áp lực học tập cần có sự hỗ trợ của phía nhà trường, thầy cô giáo và bạn bè.
3.1. Tạo nhóm học tập để giúp bạn học yếu lấy lại căn bản
Trong một lớp học thường có nhiều nhóm năng lực học tập nên để các bạn yếu có thể theo kịp các bạn học tốt giáo viên cần tạo nhóm học tập để giúp bạn học yếu lấy lại căn bản, các bạn học tốt sẽ hỗ trợ giúp các em cùng tiến bộ. Đây là cách giảm stress trong học tập rất hiệu quả mà thầy cô nên áp dụng.
3.2. Nên trao đổi riêng với học sinh thay vì phê phán trước lớp
Khi học sinh mắc khuyết điểm, có kết quả kém thay vì phê phán trước lớp hãy trao đổi riêng với học sinh, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giúp các em vượt qua khó khăn, tiến bộ hơn trong học tập.
3.3. Tìm hiểu vấn đề học sinh đang gặp phải
Hãy quan tâm, thăm hỏi để biết học sinh đang mắc phải những khó khăn gì. Tìm hiểu vấn đề học sinh đang gặp phải và giúp các em tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp, để các em có thể tập trung hơn vào việc học. Hơn thế, các chương trình tư vấn chuyên sâu tâm lý học đường cần được đẩy mạnh và khuyến khích tất cả các em học sinh cùng tham gia.
3.4. Đối xử công bằng với các học sinh
Đừng bao giờ thiên vị, đối xử bất bình đẳng trong một lớp học, điều này sẽ khiến các em cảm thấy bị cô lập, cảm thấy mình là thành phần thừa thãi, từ đó vô hình làm các em cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi đi học.
3.5. Cần phản hồi ngay với thầy cô, phụ huynh nếu có bất thường xảy ra
Khi phát hiện học sinh có những biểu hiện và hành vi lạ cần nhanh chóng báo lại, phản hồi ngay với thầy cô chủ nhiệm, phụ huynh để kịp thời có biện pháp can thiệp phù hợp. Trường hợp trẻ bị stress nặng, áp dụng các cách nhưng không cải thiện thì bố mẹ nên đăng ký cho trẻ đi khám chuyên sâu về tâm lý để được điều trị với phương pháp phù hợp nhất, đem lại kết quả tốt.
Cuối cùng, hãy tự giải tỏa áp lực cho bản thân bằng những điều đơn giản nhất. Đó có thể là: tập một số bài tập thể dục đơn giản như yoga, đi bộ…, dành thời gian cho việc đi du lịch, khám phá thiên nhiên, nói chuyện với bạn bè, nghe những thể loại nhạc êm dịu. Dành 20 phút mỗi ngày để làm bất cứ thứ gì mà bạn muốn và đừng quên mỗi ngày cười nhiều hơn nữa nhé!
Trên đây là các cách giảm stress trong học tập, giải tỏa căng thẳng cho học sinh mà bản thân các em, bậc phụ huynh, thầy cô có thể áp dụng. Học tập rất quan trọng nhưng đừng khiến nó trở gánh nặng cho trẻ, hãy luôn bên cạnh, quan tâm và tạo động lực để trẻ có thể học tập và rèn luyện tốt.
… …testiqfree