Trí Thông Minh Nội Tâm Là Gì? Có Những Điểm Mạnh, Điểm Yếu Nào? 

Chúng ta đã nghe nói nhiều đến học thuyết Đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner. Nhưng để hiểu rõ từng loại hình trí thông minh trong học thuyết này thì không phải dễ. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin thú vị về trí thông minh nội tâm

1. Trí thông minh nội tâm là gì?

Học thuyết Đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner chỉ ra rằng con người có 8 loại hình trí thông minh, bao gồm:

  • Trí thông minh logic, toán học.
  • Trí thông minh vận động, thể chất.
  • Trí thông minh ngôn ngữ.
  • Trí thông minh âm nhạc, thính giác. 
  • Trí thông minh không gian, thị giác.
  • Trí thông minh tương tác, giao tiếp.
  • Trí thông minh tự nhiên, thiên nhiên.
  • Trí thông minh nội tâm, liên cá nhân.

Trí thông minh nội tâm là loại hình trí thông minh nghiêng về cảm xúc, biết rõ bản thân muốn gì, có thế mạnh nào,…  

Và điều thú vị là mỗi người chúng ta sẽ sở hữu ít nhất 2 loại hình trí thông minh. Trong đó, trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu rõ bản thân, nhận thức được bản thân muốn gì. Đặc biệt là làm thế nào để có thể hoàn thành được những dự định, mục tiêu cá nhân.

Điểm chung của người sở hữu loại hình trí thông minh này là đời sống nội tâm phong phú. Họ thích trầm tư suy nghĩ và luôn trong trạng thái tĩnh lặng. Không thích những nơi xô bồ, ồn ào, náo nhiệt. 

Xem ngay ☞  Top 7+ dấu hiệu nhận biết người sống tình cảm chính xác nhất

2. Điểm mạnh và điểm yếu của người có trí thông minh nội tâm

Người sở hữu tri thong minh noi tam sẽ có những lợi thế riêng, mà cũng tồn tại không ít hạn chế. 

2.1. Điểm mạnh

  • Thấu hiểu bản thân, hiểu được mình là ai, muốn gì, tư duy ra sao, đang đứng ở vị trí nào,…
  • Biết được tại sao mình vui/ buồn/ tức giận, từ đó kiểm soát được cảm xúc tốt nhất.
  • Làm việc một mình hiệu quả, tự xử lý và giải quyết vấn đề mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của người khác.
  • Có chính kiến riêng và ít bị lung lay, tác động bởi quan điểm của người khác. Luôn tự tin trong mọi hoàn cảnh.
  • Tinh thần trách nhiệm và tự giác cao. Luôn hoàn thành mọi việc mà không cần người khác nhắc nhở. 

Người sở hữu trí thông minh nội tâm biết rõ thế mạnh của mình, có chính kiến rõ ràng và khả năng làm việc độc lập cao 

2.2. Điểm yếu

  • Vì quá coi trọng suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nên đôi khi trở nên bảo thủ, coi thường người khác.
  • Chịu tác động của chính cảm xúc bản thân nên dẫn đến suy nghĩ nhiều, rối loạn lo âu, mất ngủ,…
  • Thay vì suy nghĩ cho hiện tại thì lại dễ đắm chìm trong quá khứ hoặc lo xa về tương lai.
  • Nếu đã không tin tưởng vào bản thân thì sự hoài nghi về bản thân sẽ cao gấp 2 – 3 lần người bình thường. 
  • Khó hòa hợp và gắn kết với mọi người nên không thích hợp với môi trường làm việc nhóm. 
Xem ngay ☞  15 CÁCH CẢI THIỆN CHỈ SỐ IQ CHO TRẺ

3. Cách phát huy thế mạnh của trí thông minh nội tâm 

Có thể thấy, thông minh nội tâm có thể mang đến nhiều thế mạnh cho người sở hữu, nhưng cũng có rất nhiều hạn chế cần được khắc phục. Dưới đây là những cách giúp phát huy thế mạnh của người có trí thông minh liên cá nhân.

3.1. Tập trung cho hiện tại

Thay vì suy nghĩ quá nhiều về những điều đã hoặc chưa xảy ra, bạn chỉ nên tập trung cho hiện tại. Mỗi khi luồng suy nghĩ về quá khứ và tương lai “tiến đến” thì hãy nhắm mắt và hít thở thật sâu, sau đó hướng suy nghĩ về hiện tại. Trường hợp không thể làm việc này, hãy tập ngồi thiền để tâm được tịnh hơn.

3.2. Viết ra suy nghĩ trong lòng

Người có trí thông minh nội tâm thường rất giàu cảm xúc. Thậm chí, họ có thể đắm chìm trong “mớ hỗn độn” cảm xúc này và không biết làm sao để thoát ra. Đối với những cảm xúc tiêu cực, nếu không “giải phóng” được có thể gây mệt mỏi, suy nhược, rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Khi có nhiều suy nghĩ và cảm xúc trong lòng, hãy viết mọi thứ ra giấy để tâm trạng thoải mái hơn 

Để giải quyết tình huống này, bạn có thể viết những suy nghĩ trong lòng ra giấy. Trường hợp không thể viết mọi thứ ra giấy, có thể nghe một bản nhạc, xem một bộ phim hoặc làm bất cứ việc nào bạn cảm thấy thích, thoải mái và dễ chịu.

Xem ngay ☞  Bán Cầu Não Phải Có Chức Năng Gì? Người Não Phải Nên Chọn Nghề Gì?

3.3. Tập lắng nghe người khác

Hạn chế lớn nhất của người có trí thông minh nội tâm là quá tự tin vào cảm xúc, suy nghĩ và chính kiến của bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều sai lầm đáng tiếc, nhất là khi bỏ qua sự tư vấn, chia sẻ của người khác. Và đôi khi, hình ảnh của bạn sẽ trở nên bảo thủ, khó gần trong mắt mọi người.

Do đó, hãy tập trung lắng nghe người khác nhiều hơn. Có thể họ đúng hoặc sai, nhưng việc quan trọng là bạn phải biết lắng nghe. Sau đó mới đưa ra nhận xét, đánh giá. 

Cùng Test online miễn phí tại đây:

Trên đây là tổng hợp những điểm mạnh và điểm yếu của người có trí thông minh nội tâm. Nếu bạn sở hữu trí thông minh này thì sẽ biết cách phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Từ đó gặt hái được nhiều thành công và hoàn thành được các mục tiêu của mình. 

… …testiqfree

Viết một bình luận