Thuyết đa trí tuệ của Nhà tâm lý học, Giáo sư Howard Gardner – Đại học Harvard có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về học thuyết này cũng như những lợi ích mà học thuyết mang lại trong học tập.
1. Khái quát học thuyết đa trí tuệ
Đa trí tuệ (Theory of Multiple Intelligences) là học thuyết nói về trí thông minh của con người do Nhà tâm lý học, Giáo sư Howard Gardner nghiên cứu và phát triển. Năm 1983, học thuyết chính thức được công bố và không ngừng được chỉnh sửa, bổ sung qua các năm.
Đến nay, học thuyết đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner công nhận con người có 8 loại hình thông minh độc lập, bao gồm:
1.1. Trí thông minh ngôn ngữ
Là khả năng sử dụng ngôn từ (trong giao tiếp và trong văn viết) của một người. Cụ thể, người đó có vốn từ vựng cao và sử dụng linh hoạt, nhạy bén. Vì thế, luôn thu hút và thuyết phục được người nghe, người đọc. Những người giao tiếp giỏi, hoạt ngôn thường sở hữu loại hình trí thông minh này.
Người sở hữu trí thông minh ngôn ngữ thường rất hoạt ngôn, ăn nói lưu loát và diễn đạt trôi chảy
1.2. Trí thông minh logic – toán học
Là khả năng nhạy bén với những con số và tư duy suy luận logic. Người sở hữu trí thông minh này thường có những lập luận sắc sảo và chính xác. Khó có thể bắt bẻ hay làm khó được họ. Bởi đối với họ, các con số là bằng chứng thiết thực và quan trọng nhất.
1.3. Trí thông minh vận động – thể chất
Theo thuyết đa trí tuệ, trí thông minh vận động – thể chất chính là khả năng đặc biệt đối việc điều khiển các hoạt động của cơ thể. Người có trí thông minh này có thể kết hợp nhuần nhuyễn và khéo léo các động tác khác nhau từ nhiều bộ phận trên cơ thể.
1.4. Trí thông minh không gian – thị giác
Là khả năng suy nghĩ đa chiều ở nhiều góc độ. Khi nhìn vào một hình ảnh, biểu tượng nào đó, ngay lập tức, trong đầu sẽ ghi nhớ và tái tạo những hình ảnh, biểu tượng này theo thế giới không gian. Rồi từ đó, sẽ trình bày ở những góc độ mà đối với người bình thường là rất khó.
1.5. Thông minh âm nhạc – thính giác
Thuyết đa trí thông minh nêu rõ, trí thông minh âm nhạc – thính giác chính là khả năng cảm nhận, thưởng thức âm nhạc ở trình độ cao. Tức là khi nghe một bài hát nào đó, có thể nhận ra được giai điệu, tiết tấu, hợp âm, các nốt nhạc,… có trong bài hát. Đặc biệt, có thể trình bày lại một cách chuẩn xác và ấn tượng.
Trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận nhạy bén với các giai điệu, tiết tấu, hợp âm,…
1.6. Trí thông minh tương tác
Là khả năng hiểu rõ được suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của người khác. Từ đó, dễ dàng gắn kết mọi người lại với nhau. Người sở hữu trí thông minh này có tố chất lãnh đạo và được nhiều người tin tưởng. Đứng trước đám đông, họ luôn thể hiện được sự tự tin và sức hút của mình.
1.7. Trí thông minh nội tâm
Ngược lại với trí thông minh tương tác, trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu rõ bản thân. Cụ thể, biết được bản thân có thế mạnh và điểm yếu gì, mục tiêu và dự định phát triển trong tương lai như thế nào,… Từ đó đề ra những kế hoạch và chiến lược cụ thể để hoàn thành các mục tiêu.
1.8. Trí thông minh thiên nhiên
Đứng cuối cùng trong thuyết đa trí thông minh chính là trí thông minh thiên nhiên. Đây là khả năng nhận biết và đánh giá mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên. Hoặc cũng có thể hiểu là lòng yêu thiên nhiên (cỏ cây, hoa lá, động vật) của một người nào đó.
Theo thuyết đa trí tuệ, trí thông minh thiên nhiên thể hiện ở tính cách hòa mình vào thiên nhiên
2. Ứng dụng thuyết thông minh đa trí tuệ vào học tập
Thuyết đa trí tuệ của Nhà tâm lý học, Giáo sư Howard Gardner có thể được ứng dụng vào giáo dục, học tập để mang lại nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh.
2.1. Hiểu rõ học sinh
Thông qua các bài đánh giá, giáo viên có thể biết được các học sinh của mình sở hữu trí thông minh nào trong 8 loại hình trí thông minh của lý thuyết đa trí tuệ. Chẳng hạn, nếu trẻ làm tốt các bài test về âm nhạc thì chứng tỏ bé sở hữu trí thông minh âm nhạc.
Đối với học sinh, việc tham gia vào các bài test sẽ giúp hiểu rõ bản thân mình hơn. Chẳng hạn như có thế mạnh trong môn học nào, làm gì để phát huy những thế mạnh này để đạt kết quả học tập tốt hơn,… Thậm chí là có thể xác định được tương lai nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi.
Ứng dụng thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên có thể hiểu rõ được khả năng, sở trường của từng học sinh
2.2. Xây dựng các hoạt động trường, lớp
Hiện nay, các hoạt động ở trường lớp chủ yếu xoay quanh trí thông minh ngôn ngữ và trí thông minh toán học – logic. Nhưng nếu ứng dụng thuyết thông minh đa trí tuệ thì sẽ cần xây dựng nhiều hoạt động khác nữa.
- Ngôn ngữ: Giáo viên có thể cho học sinh làm văn mô tả, nghị luận về một vấn đề nào đó. Hoặc yêu cầu trẻ ghi chép những gì đã được học trong một ngày một cách cụ thể.
- Toán học – logic: Ngoài việc cho học sinh giải toán, giáo viên có thể nêu ra một vấn đề và yêu cầu trẻ tìm kiếm nguyên nhân và hướng giải quyết theo nhiều cách khác nhau.
- Vận động – thể chất: Hướng dẫn trẻ các bài tập thể dục, nhảy, hoặc dùng động tác, cử chỉ để mô tả một vấn đề. Ngoài ra, có thể cho học sinh thực hành nặn đất sét, tô tượng, lắp ghép các hình khối, lego,…
- Không gian – thị giác: Khuyến khích học sinh mô tả, trình bày vấn đề theo sơ đồ. Dùng ký tự và màu sắc để trình bày mọi thứ thật chi tiết và bắt mắt, thay vì phải chép tay nhàm chán theo kiểu truyền thống.
- Âm nhạc: Cho học sinh tiếp xúc với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, tổ chức các cuộc thi hát, sáng tác,… là những cách để trẻ phát triển trí thông minh âm nhạc hiệu quả.
- Tương tác: Tạo ra các buổi học nhóm, buổi thảo luận sôi động trong chính các buổi học. Điều này sẽ giúp học sinh có trí thông minh tương tác cảm thấy hứng khởi và phát huy tốt nhất sở trường của mình.
- Nội tâm: Đối với học sinh sở hữu trí thông minh này, hãy cho trẻ viết những bài thu hoạch, bài văn dựa trên chủ đề cá nhân. Chẳng hạn, buổi học này như thế nào, làm sao để bản thân tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn,…
- Thiên nhiên: Hoạt động thiết thực nhất để phát triển loại hình trí thông minh này là tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyến đi thực tế. Trẻ sẽ được gần gũi với thiên nhiên và thỏa sức khám phá thế giới kỳ diệu.
Nói chung, có rất nhiều cách để ứng dụng học thuyết đa trí thông minh vào giáo dục, học tập. Và đương nhiên, cách nào cũng sẽ đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị, thực hiện.
Do đó, giáo viên có thể bắt đầu với những loại hình trí thông minh mà mình thường không sử dụng trong bài giảng. Đó có thể là trí thông minh tương tác, nội tâm và thiên nhiên. Sau đó sẽ tiếp tục ứng dụng các hoạt động khác cho các loại hình trí thông minh khác.
Cùng Test online miễn phí tại đây:
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của thuyết đa trí tuệ trong giáo dục, học tập. Nếu bạn là giáo viên, có thể ứng dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy để mang đến những buổi học chất lượng. Đồng thời, phát huy được những thế mạnh của từng học sinh.
… …testiqfree