#1 Cách Dạy Con Không Đòn Roi Tại Nhà Cho Bậc Phụ Huynh

Từ lâu cách dạy con bằng đòn roi đã bị rất nhiều người lên án, do sự lạm dụng của người lớn đã đến nhiều hệ lụy cho con trẻ. Các bậc phụ huynh thông thái hãy cùng tham khảo cách dạy con không đòn roi dưới đây để giúp giáo dục trẻ tốt hơn mà không có các ảnh hưởng tiêu cực đến con.

1. Những khía cạnh tiêu cực của dạy con bằng đòn roi

“Thương cho roi cho giọt” là câu nói cực kỳ phổ biến trong văn hóa dạy con của người Việt Nam. Tuy nhiên không phải bất cứ đứa trẻ nào hay bất cứ trường hợp nào phương pháp dạy con này cũng mang lại hiệu quả.

Do tích cách của mỗi bé mỗi khác, chưa kể việc sử dụng lạm dụng đòn roi gắn mác “dạy con” nhưng không thể tự kiểm soát chính mình. Khi đó cách dạy con này sẽ mang đến hiệu quả trái ngược:

  • Con trẻ sẽ hình thành thói quen bạo lực, càng ương bướng hơn và khi không có đòn roi thì không thể kiểm soát được bé
  • Nếu chính cha mẹ không thể kiểm soát và nhận thích đúng mực có thể làm con trẻ bị ám ảnh tuổi thơ, trở thành người có xu hướng bạo lực
  • Gây đau đớn về mặt thể xác, tổn thương về mặt tinh thần và ảnh hưởng về mặt tình cảm của cha mẹ với con cái
  • Vì sợ bị đánh nên con không dám phát biểu cảm nghĩ, ý kiến chính kiến của riêng mình

Dạy con không đòn roi càng được ưa chuộng vì hạn chế tác động tiêu cực

Chính vì những lý do này các cách dạy con không đòn roi ngày càng được khuyến khích hơn. Xong việc này đòi hỏi cha mẹ có đầy đủ kiên nhẫn nhận thức để giáo dục con một cách đúng đắn hiệu quả.

Xem ngay ☞  15+ Dấu Hiệu Trẻ Cực Thông Minh & Biểu Hiện Bẩm Sinh

2. Cách dạy con không đòn roi cha mẹ nên tham khảo

Dạy con không đòn roi khác biệt với việc nuông chiều và chăm bẵm o bế quá mức mà nhiều phụ huynh không hiểu và thực hiện sai. “Dạy con” là một quá trình dạy chúng ta hướng dẫn con trẻ về quan niệm cuộc đời, tư duy về đúng sai hay các khía cạnh cuộc sống.

Mục đích là để con có thể phát triển nên người trở thành một người có ích cho xã hội, không cần con phải là thiên tài nhưng phải có một cuộc đời hạnh phúc đúng đắn. Hãy cùng tham khảo một số phương pháp bí quyết để có cách dạy con chuẩn chỉnh mà không cần sử dụng đến đòi roi.

2.1. Bản thân cha mẹ phải đủ kiên nhẫn

Cha mẹ đủ bình tĩnh, kiên nhẫn và cân bằng cảm xúc của bản thân mới có thể thực hiện được các phương pháp dạy con không đòn roi. Bởi chính cha mẹ nếu quá nóng giận những lúc con phạm sai lầm thì sẽ không đủ khả năng để dạy con.

Dạy con không đòn roi đòi hỏi cha mẹ có đủ kiên nhẫn

Trẻ con là tấm gương phải chiếu của người lớn, khi bạn có thái độ tiêu cực thì cũng ảnh hưởng đến bé. Thay vì nâng tông giọng, la hét thì bạn có thể đặt ra yêu cầu với con, hướng dẫn kiên nhẫn với con hơn và những lần sau đó bé sẽ cải thiện.

2.2. Lắng nghe con trẻ

Ai cũng có mong muốn được lắng nghe chia sẻ, việc con không được nói lên ý nghĩa của mình sẽ khiến con cảm thấy bị áp bức và muốn vùng dậy. Hiểu rõ con, lắng nghe con cũng là cơ hội để cha mẹ hướng dẫn con tốt hơn, sự kết nối này giúp con có tính cách tốt hơn sau này.

Xem ngay ☞  Quản trị cảm xúc là gì ? Cách quản trị cảm xúc hiệu quả nhất

2.3. Dùng từ nên và không nên để dạy con

Khi bạn muốn yêu cầu con trẻ làm việc gì đó thì bạn có thể dùng từ nên hoặc không nên để con dễ tiếp thu. Không nên chèn những từ có tính cảm xúc mạnh hay thái độ tiêu cực hay quá nhiều từ ngữ khiến bé không hiểu.

Lắng nghe và thấu hiểu để có cách hướng dẫn giáo dục con tốt hơn

Ví dụ bạn muốn con dọn dẹp đồ chơi thì có thể bảo rằng: “Con nên bỏ đồ chơi vào thùng nhé”. Khi con nghe lời và thực hiện xong bạn có thể dành tặng bé một lời khen như: Con thông minh quá, con ngoan quá, biết tự dọn dẹp đồ chơi rồi này,…

2.4. Thưởng phạt phân minh

Một bí quyết dạy con không đòn roi thường được rất nhiều cha mẹ hiện đại áp dụng chính là đặt ra các mức khen thưởng và hình phạt rõ ràng. Việc đưa ra quy định và áp dụng các mức thưởng phạt sẽ giúp con hiểu được mình nên làm gì, có động lực để làm đúng.

Mỗi bé có tính cách khác nhau nên hình phạt khen thưởng cũng có sự thay đổi theo tính cách của con bạn. Mỗi khi bé làm đúng không nên tiếc lời khen và khi làm sai cùng cần phạt đúng lúc để bé có nhận thức đúng đắn.

2.5. Cho bé thời gian để suy nghĩ

Hãy tập cho con có thói quen ngẫm nghĩ về những hành động, lỗi sai của mình và hãy hướng dẫn cho bé sau đó. Việc cho bé thời gian giúp bé bình tĩnh hơn, cha mẹ cũng có thể lắng nghe và hóa giải khúc mắc của bé.

Xem ngay ☞  #1 [Tìm Hiểu] Nội Tâm Là Gì? Người Sống Nội Tâm Là Như Thế Nào?

Sai sót là việc không tránh khỏi, việc nhận định được cái sai của mình và không phạm sai lầm lập lại mới là điều đáng quý. Nhiều trường hợp sử dụng “nhớ ăn không nhớ đánh”nên việc sử dụng đòn roi có thể khơi dậy tâm lý phản nghịch của bé, chưa kể bé sẽ không nhận thức được sai lầm.

2.6. Mất đặc quyền khi sai lầm nối tiếp sai lầm

Khi đã cho con thời gian để sửa sai nhưng sau đó bé vẫn tiếp tục “thói cũ lặp lại” thì lúc này ba mẹ có thể tước đi các đặc quyền của bé. Ví dụ nếu bé phạm sai lầm nhiều lần ba mẹ sẽ không dẫn bé đi công viên, đi sở thú, hay đơn giản là không được xem phim hoạt hình yêu thích.

Bé sẽ mất đặc quyền nếu tiếp tục phạm lỗi cũ

2.7. Thiết lập quy định ngay từ đầu

Đưa ra các mức từ nhắc nhở, cảnh báo, kỷ luật để bé có thể nhận biết từ khi bắt đầu có ý thức. Việc lập ra các mức này giúp bé tự điều chỉnh hành vi cũng như để tâm những gì mà cha mẹ nói.

Ngoài các biện pháp này để có cách dạy con không đòn roi hiệu quả cha mẹ có thể tìm hiểu những quyển sách về đề tài này để có thêm kinh nghiệm cho mình.

Cùng Test online miễn phí tại đây:

Trên đây là những chia sẻ về cách dạy con không đòn roi mà các bậc cha mẹ phụ huynh có thể tham khảo áp dụng cho con mình. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn, giúp bạn có thêm những dữ liệu hữu ích để giáo dục con trẻ tốt hơn.

… …testiqfree

Viết một bình luận