Con nhỏ bướng bỉnh là một việc nhiều cha mẹ đau đầu thậm chí tức giận dẫn đến những trận đòn roi. Hãy cùng tham khảo 9+ cách dạy con nghe lời hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay mà không cần sử dụng đến đòn roi.
1. Tại sao con trẻ lại không nghe lời cha mẹ
Ba mẹ thường tìm kiếm cách dạy con nghe lời mà lại bỏ nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các tình trạng con trẻ không nghe lời. Thực tế việc con không nghe lời có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau vậy nên cách xử lý cũng tùy thuộc vào tình huống.
Một số lý do khiến con trẻ trở nên “lì lợm” không ngoan không nghe lời bố mẹ có thể được kể đến như:
1.1. Bé bị phân tâm
Nhiều trường hợp bé không nghe lời bố mẹ không phải vì bé không ngoan, bé ương bướng mà có thể là do bé đang bị phân tâm. Bé đang bị thu hút bởi sự vật sự việc gì đó và không nghe lời ba mẹ nói, ngày nay việc xem tivi điện thoại nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất tập trung ở trẻ ngày càng nhiều thêm.
Cách dạy con nghe lời phải dựa trên nguyên nhân dẫn đến
Bé thậm chí còn không quan tâm đến các việc xảy ra bên ngoài chiếc điện thoại, dần trở nên vô cảm, la hét, nổi giận,… Nó được xếp vào một trong những hội chứng nguy hiểm hàng đầu cho con người hiện nay.
1.2. Bé không hiểu bạn đang nói gì
Bé con nhà bạn có thể thực sự không hiểu bạn đang nói gì chứ không phải em thực sự không ngoan. Não bộ của bé có khả năng tiếp nhận thông tin giới hạn hơn so với người lớn nên bắt buộc bé hiểu tất cả những gì bạn nói sẽ không ổn.
Vậy nên hãy cố gắng diễn đạt dễ hiểu đơn giản để con có thể hiểu và nhớ diễn đạt bằng thái độ nhẹ nhàng.
1.3. Bé không nghe lời vì không muốn
Trong lúc đang chơi vui với lũ bạn mà ba mẹ bắt về nhà thì ai mà chẳng cọc đúng không nào. Thử tưởng tượng lúc mình đi mua sắm trà sữa cùng hội chị em mà chồng gọi về, hay ngược lại đang giao lưu với bạn chí cốt mà vợ gọi bắt về thì bạn sẽ cảm thấy thế nào.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé không nghe lời
1.4. Bé lo sợ mất khả năng nghe
Nhiều trường hợp vì bé quá sợ nên không còn nghe được những gì mà cha mẹ đang nói.
1.5. Bé cảm thấy không được tôn trọng, bị áp bức
Đây được xem là bé đến giai đoạn “phản nghịch trong truyền thuyết” rồi đây. Bé có tự ái riêng nên nếu cảm thấy không được tôn trọng sẽ tức giận và trở nên không nghe lời.
2. 9+ cách dạy con nghe lời cha mẹ không nên bỏ qua
2.1. Tập trung sự chú ý của con
Để có cách dạy con ngoan nghe lời trước hết cha mẹ cần sự chú ý của con, để con lắng nghe những gì cha mẹ muốn nói. Bạn hãy tiến đến gần con, đặt tay lên vai con và nhìn vào mắt con tạo sự gần gũi để tập trung sự chú ý của con để được lắng nghe.
Tập trung sự chú ý của con để tăng khả năng con nghe thấy
2.2. Thì thầm với con
Thì thầm với con sẽ kích thích sự tò mò thu hút của bé, bé cảm thấy mình là nhân vật quan trọng và có trách nhiệm giữ bí mật. Điều này còn giúp xoa dịu con giảm bớt sự lo lắng cho bé thay vì các tiếng la hét.
2.3. Lắng nghe con
Cách dạy con không nghe lời tốt nhất là có đủ kiên nhẫn tinh tế để nhận ra tâm lý của con. Từ đó lắng nghe tâm tư tình trạng của con hiểu và giảng dạy cho con những khúc mắc. Nhiều lúc con cãi lời, không nghe lời là do chưa có sự cảm thông thấu hiểu giữa đôi bên, nếu cha mẹ có thể đồng cảm thì các cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng.
Lắng nghe con là một cách dạy con dân chủ mà cha mẹ nên thực hiện
2.4. Tập tính chủ động cho con
Tập tính chủ động cho con là cách dạy con nghe lời thông minh và vô cùng hiệu quả. Để dạy con việc chủ động tự lập ba mẹ sẽ hướng dẫn giải thích rõ ràng các lý do vì sao phải làm việc gì đó.
Từ đó bé nhận ra được những giá trị tích cực và chủ động làm theo mà không cần phải nhắc nhở.
2.5. Lượng thông tin vừa đủ
Không nên giải thích hay hướng dẫn quá dài dòng khi muốn con thực hiện một điều gì đó. Lượng thông tin bé có thể tiếp nhận ít hơn so với bộ não của người lớn nên cha mẹ nên có cách dạy trẻ bướng bỉnh ngắn gọn dễ hiểu.
2.6. Để trẻ tự suy nghĩ
Nếu trẻ bướng không nghe lời hay mắc sai lầm hãy dành thời gian cho bé tự suy nghĩ. Sau đó bạn có thể hỏi xem bé sai hay đúng và giải thích hướng dẫn những điều đúng đắn cho bé.
Để con tự suy nghĩ và có những nhận định đúng đắn
2.7. Đưa ra những quy tắc
Cha mẹ có thể dùng cách dạy trẻ bướng bỉnh không nghe lời thông qua việc đưa ra những quy tắc cụ thể. Nếu con mắc sai lầm lần thứ nhất sẽ nhắc nhở, mức hai sẽ cảnh cáo và mức cuối cùng là kỷ luật với các mức phạt.
2.8. Tuân thủ hứa hẹn
Cha mẹ có thể đặt ra những yêu cầu và hứa hẹn nếu con thực hiện đúng sẽ đạt được những gì. Ngược lại nếu không thực hiện sẽ phải chịu phạt nặng như đúng những gì cha mẹ đã nói. Nếu con làm tốt thì hãy tuân thủ hứa hẹn, không tiếc lời khen và động viên con tiếp tục phát huy.
Động viên khi con làm đúng là cách dạy con nghe lời hiệu quả
2.9. Kết nối với con
Một trong những cách dạy con nghe lời hiệu quả chính là có sự kết nối với con mỗi ngày. Việc có cha mẹ quan tâm hướng dẫn chơi đùa cùng không chỉ giúp trẻ thông minh, hiểu biết mà còn ngoan ngoãn hơn.
Trẻ có xu hướng phản nghịch không nghe lời khi cảm thấy bất an, không được yêu thương và cần được chú ý. Vì vậy nếu được dạy dỗ, đồng hành và có sự ủng hộ dạy dỗ của cha mẹ thì con trẻ sẽ không dễ trở nên ương bướng.
Cùng Test online miễn phí tại đây:
Trên đây là những chia sẻ về 9+ cách dạy con nghe lời hiệu quả không cần sử dụng đến các biện pháp đòn roi mà các bậc phụ huynh hiện đại có thể tham khảo. Thông qua những chia sẻ này hy vọng các bậc cha mẹ có cái nhìn tích cực hơn, có các biện pháp nuôi dạy con hiệu quả và dân chủ hơn.
… …testiqfree